Chùa Tam Chúc Ở Đâu? Ngôi Chùa Lớn Nhất Thế Giới Ở Việt Nam
Chùa Tam Chúc ở đâu? Ngôi Chùa có niên đại hơn 1000 năm được xây dựng trên nền chùa cổ. Với cảnh quan mặt hướng hồ lưng tựa núi (Tiền Lục Nhạc – Hậu Thất Tinh), dù có sự kết hợp giữa nhiều kiến trúc từ Phật Giáo, Hồi Giáo, Thiên Chúa Giáo nhưng chùa vẫn mang đậm phong cách ngôi chùa cổ đậm chất Việt Nam.
Chùa Tam Chúc ở đâu?
Theo Wikipedia: Chùa Tam Chúc nằm trong quần thể khu du lịch Tam Chúc, thuộc địa phận thị trấn Ba Sao và xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Cùng với khu du lịch Chùa Hương với khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, chùa Bái Đính, Tràng An và Tam Cố tạo thành một quần thể các khu du lịch sinh thái vùng ngập mặn.
Tổng diện tích của quần thể Tam Chúc lên tới hơn 5.100 ha, khu du lịch bao gồm các hồ nước, thung lũng, núi đá vôi tự nhiên mang vẻ đẹp hoang sơ, kì bí. Khu du lịch Tam Chúc bao gồm các khu trung tâm đón tiếp, khu văn hóa tâm linh Tam Chúc (chùa Tam Chúc), khu bảo tồn tự nhiên Quèn Vồng và hồ Tam Chúc, khu nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe và du lịch cộng đồng Tam Chúc, khu sân golf Kim Bảng và hồ Ba Hang và trung tâm dịch vụ hậu cần phục vụ hoạt động khu du lịch tại Thị trấn Ba Sao.
Chùa Tam Chúc có một vị thế khá đặc biệt “Tiền lục nhạc, Hậu thất tinh” với ba mặt được bao bọc bởi dãy núi thất tinh hình tay ngai, trước mặt là hồ Tam Chúc có sáu quả núi Lục Sơn Thủy nhô lên in bóng nước mênh mang. Tương truyền sáu quả núi giữa lòng hồ trước mặt chùa chính là sáu quả chuông nhà trời đưa xuống và bảy ngọn núi phía sau đều xuất hiện những đốm sáng lớn tựa như bảy ngôi sao lung linh mỗi khi đêm về.
Cách di chuyển đến chùa Tam Chúc
Thị trấn Ba Sao nơi chùa Tam Chúc tọa lạc cách thành phố Phủ Lý khoảng 10 km nên việc di chuyển đến chùa cũng khá dễ dàng, du khách chỉ cần đi theo hướng QL21B về phía Tây Nam và đi tiếp khoảng 5km sẽ đến khu du lịch Tam Chúc- Ba Sao.
- Đối với du khách đi bằng xe khách, ô tô hoặc taxi: đi theo hướng quốc lộ 1A (cao tốc Pháp Vân) từ Hà Nội đến thành phố Phủ Lý sau đó đi theo QL21B thêm khoảng 12km nữa là tới thị trấn Ba Sao.
- Đối với du khách đi bằng xe bus: hiện nay vẫn chưa có tuyến xe bus chạy thẳng đến chua, du khách chỉ có thể bắt xe buýt Hà Nội- Phủ Lý về tới Hà Nam sau đó bắt xe ôm đi thêm khoảng 20km nữa là đến chùa.
Xem thêm: 7 Địa Điểm Du Lịch Miền Trung Đẹp Nhất Việt Nam
Chùa Tam Chúc có gì đặc biệt?
Chùa Tam Chúc lớn nhất thế giới được xây dựng ở tỉnh Hà Nam với mục tiêu trở thành một khu du lịch tâm linh lớn nhất trên thế giới. Chùa được xây với diện tích là 5.000 ha nằm ở khu du lịch Tam Chúc, chủ đầu tư chùa Tam Chúc là doanh nghệp Xuân Trường.
Quần thể chùa Tam Chúc bao chùm bởi nét đẹp cổ kính của một ngôi chùa đã trải qua nghìn năm tuổi cùng với nét đẹp hùng vĩ của non nước đặc trưng của nước Việt Nam.
1. Điện Tam Thế (Điện Tam Bảo)
Điện Tam Bảo là công trình bạn sẽ nhìn thấy đầu tiên ngay sau khi bước chân vào chùa Tam Chúc. Điện Tam Bảo có diện tích lên tới 5100m2, có thể chứa được khoảng 5000 người.
Bên trong điện Tam Bảo có ba pho tượng phật lớn được làm bằng đồng đen ngay giữa chính điện. Ba pho Tam Thế là tượng chưng cho quá khứ, hiện tại và tương lai. Mỗi bức có trọng lượng tới 80 tấn, tượng ngồi trên đài sen nặng 30 tấn, phía sau là cánh sen dát vàng có trọng lượng 15 tấn.
2. Chùa Ngọc (Đàn Tế Trời)
Ngôi chùa được xây dựng bằng đá khối nặng 2.000 tấn do 200 nghệ nhân nổi tiếng của Ấn Độ thiết kế, lắp ráp trong hơn một năm mà không cần xi măng, được các kỹ sư Việt Nam và Ấn Độ phối hợp thực hiện, là điểm tham quan, du lịch tâm linh thu hút du khách, phật tử trong và ngoài nước.
Chùa Ngọc nằm trên đỉnh núi cao 468 m, thuộc quần thể chùa Tam Chúc (Hà Nam). Chùa có chiều cao 13 m, rộng 36 m2 được xem là một trong những kiệt tác về kiến trúc đá tại Việt Nam. Bên trong chùa Ngọc thờ tượng đức Phật A Di Đà bằng hồng ngọc nặng 4.000 kg.
3. Nhà khách Thủy Đình
Đây sẽ là nơi đầu tiên bạn gặp khi đặt chân đến chùa Tam Chúc. Ghé địa điểm này checkin và mua vé lên thuyền và tham quan nội thất và tranh ảnh về chùa.
Bãi gửi xe sẽ cách cổng cùa khoảng 5km. Có 2 sự lưa chọn cho bạn tại đây là đi vào chùa bằng thuyền hoặc xe điện (vé xe điện khứ hổi 60k/2 lượt ).
Bên trong Thủy Đình được bày biện rất trang nghiêm. Xung quanh đều có các bức tranh bằng đèn led, mô tả cảnh quan toàn cảnh của khu du lịch tâm linh Tam Chúc.
4. Điện thờ Pháp Chủ Thích Ca Mâu Ni
Bên trong điện thờ Pháp Chủ Thích Ca Mâu Ni có pho tượng Phật khổng lồ nặng 200 tấn, được công nhận là pho tượng Phật lớn nhất ở Đông Nam Á tính đến thời điểm hiện tại.
Xem thêm: Du Lịch Tây Bắc Mùa Nào Đẹp? Những Mùa Hoa Nở Đẹp Nhất Tây Bắc
5. Vườn Kinh
Vườn kinh nằm ở trung tâm chùa Tam Chúc (Hà Nam) dự kiến xây dựng với 1.000 cột đá, mỗi cột cao khoảng 14m và có tổng trọng lượng lên tới 200 tấn, hiện tại đã hoàn thiện 32 cột.
Nơi đây in đậm dấu ấn di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: động Vòng, động Cô Đôi, chùa Thiên Phúc, chùa Bà Đanh, đền Lý Thường Kiệt, chùa Thi, Động Thủy, động Lim, động Đề Yêm, đền Lê Chân, chùa Ông, chùa Tam Giáo, chùa Kiêu, chùa Vân Mộng…
6. Đình Tam Chúc
Đây là khu vực thờ hoàng hậu nhà Đinh có tên Dương Thị Nguyệt. Theo tương truyền trước kia trong cuộc chiến dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Linh đã đến đây để chiêu mộ binh mã. Khi thắng trận và lên ngôi hoàng đế, nhà vua đã ra lệnh cho xây đền thờ tại đây.
7. Điện Quan Âm
Đây là khu vực thờ hoàng hậu nhà Đinh có tên Dương Thị Nguyệt. Theo tương truyền trước kia trong cuộc chiến dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Linh đã đến đây để chiêu mộ binh mã. Khi thắng trận và lên ngôi hoàng đế, nhà vua đã ra lệnh cho xây đền thờ tại đây.
Bí ẩn Chùa Tam Chúc
1. Ngôi chùa 1000 năm tuổi
Đây là ngôi chùa rất đặc biệt, với cảnh quan hùng vĩ, tiền lục nhạc, hậu thất tinh, mặt trước có 6 quả núi giữa lòng hồ. Tương truyền rằng đây là 6 quả chuông của nhà trời đưa xuống. Hậu thất tình nghĩa là đằng sau có 7 ngọn núi có thể phát sáng khi có ánh trăng về đêm. Từ các hiện vật khảo cổ, bước đầu có thể kết luận chùa Tam Chúc có niên đại trên 1.000 năm.
2. Ngôi chùa nhiều báu vật
+ Cây Bồ đề thiêng từ đất Phật
Cây bồ đề đặc biệt mà Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka tặng cho Việt Nam là cây bồ đề được chiết ra từ “Cây Bồ Ðề Vĩ Ðại Cát Tường” (Jaya Sri Maha Bodhi), ở Thánh tích Mahamegha, Cố đô Anuradhapura, Sri Lanka. Cây bồ đề này có tuổi thọ cao nhất thế giới hiện nay.
Đây là cây bồ đề được chiết từ “Cây Bồ Đề Vĩ Đại Cát Tường” (Jaya Sri Maha Bodhi) ở Thánh tích Mahamegha, Cố đô Anuradhapura – Sri Lanka. Cây bồ đề này có tuổi thọ 2.250 tuổi và được coi là báu vật của đất nước Sri Lanka. Năm 247 (trước công nguyên), Vua A Dục đã cho chiết một nhánh phía nam của cây bồ đề thiêng ở Bodh Gaya – Ấn Độ (nơi đức Phật thành đạo) và phái Công chúa Sanghamitta đem sang tặng cho quốc đảo Sri Lanka.
Khi sang các nước Phật giáo, cây bồ đề, tượng phật và bảo tháp có giá trị như nhau. Bồ đề có nghĩa là giác, con người khi giác ngộ thì thành phật, đề cao tính giác, sự giác ngộ. Bên cạnh đó, cây bồ đề còn đánh dấu sự kiện Đại lễ Vesak 2019, cũng thể hiện quan hệ phật giáo giữa 2 nước Việt Nam – Sri Lanka và là sự kiện rất hiếm về trao đổi văn hoá.
+ Khối thiên thạch Mặt Trăng lớn nhất
Được biết, mảnh thiên thạch từ mặt trăng vô cùng quý hiếm đã được tổ chức đón nhận rất long trọng tại chùa Tam Chúc, Hà Nam vào ngày 7/12/2018.
Theo Fox News, mảnh thiên thạch nặng 5 kg, có tên gọi “Mảnh ghép Mặt Trăng”, đã được bán với giá 612.500 USD (14,3 tỷ đồng) trong phiên giao dịch ngày 19/10 tại Trung tâm đấu giá RR Auction, bang Boston, Mỹ.
Các chuyên gia về không gian vũ trụ phỏng đoán, khối thiên thạch này đã bị bật ra khỏi bề mặt mặt trăng, rơi xuống sa mạc Sahara từ hàng nghìn năm trước, được tìm thấy vào năm 2017.
+ Những bức tranh đá núi lửa
Khi đến với Tam Chúc, quý Phật tử sẽ bị choáng ngợp trước rất nhiều những bức tranh đá núi lửa được chế tác dưới bàn tay tài hoa của những người nghệ nhân Indonesia.
Nét tinh tế trong Điện Tam Thế là 12.000 bức tranh đá nham thạch được chạm khắc tinh xảo tái hiện lại cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Còn ở Điện Giáo Chủ là 10.000 bức tranh kể về từng giai đoạn trong cuộc đời Đức Phật. Và Điện Quán Âm là 8500 bức tranh kể về sự tích Quan Thê Âm Bồ Tát.
Thượng tọa Thích Minh Quang chia sẻ về những bức tranh đá núi lửa: “Các Phật tử đến đây khi nhìn qua những bức tranh này sẽ thấy được đây vừa là nghệ thuật vừa là mô tả về những lời dạy của Đức Phật về giáo lý, triết lý nhân sinh. Từ những bức tranh, quý Phật tử có thể hiểu được những nội dung muốn nói gì, muốn diễn tả gì”.
Các tác phẩm không chỉ là một kho tàng với những câu chuyện về Đức Phật mà nó còn truyền tải thông điệp về “chân, thiện, mỹ”, về đạo lý tốt đẹp của mỗi con người.
+ Vườn kinh khổng lồ độc nhất
Khuôn viên của ngôi chùa thiết lập một vườn cột kinh khổng lồ với 1.000 cột đá, mỗi cột cao 12m, nặng 200 tấn làm từ đá xanh Thanh Hóa. Đây là ý tưởng lấy từ cột kinh Phật – Bảo vật quốc gia tại chùa Nhất Trụ – Ninh Bình.
Sân điện Tam Thế được đặt một chiếc vạc rất lớn được đúc phỏng theo vạc Phổ Minh – một trong An Nam tứ đại khí – xung quanh vạc có các hình ảnh được chạm khắc như: Quần thể chùa Bái Đính; quần thể chùa Tam Chúc; hành cung Vũ Lâm nhà Trần 1285; Di sản thiên nhiên thế giới Tràng An – Ninh Bình; chùa Song Tử Tây trên quần đảo Trường Sa – Khánh Hòa; bức tượng khắc nổi và tiểu sử của Thiền sư Nguyễn Minh Không – vị sư tổ đầu tiên chùa Bái Đính.
+ Tượng Phật Hồng Ngọc Nặng 4000kg
Chùa Ngọc nằm trên đỉnh núi cao 468 m, thuộc quần thể chùa Tam Chúc (Hà Nam). Chùa có chiều cao 13 m, rộng 36 m2 được xem là một trong những kiệt tác về kiến trúc đá tại Việt Nam.
Chùa làm hoàn toàn bằng đá granit đỏ, nặng hơn 2.000 tấn, do 200 nghệ nhân nổi tiếng của Ấn Độ thiết kế, lắp ráp trong hơn một năm. Điều đặc biệt, các khớp nối không phải dùng đến xi măng, keo dính mà sử dụng mộng đá”, Thượng tọa Thích Minh Quang (chùa Tam Chúc) cho biết.
Bên trong chùa Ngọc thờ tượng đức Phật A Di Đà bằng hồng ngọc nặng 4.000 kg. Toàn bộ khối ngọc để chế tác tượng Phật nhập khẩu từ Myanmar.
Xem thêm: Du Lịch Quảng Ninh Nên Đi Đâu? Siêu Tiết Kiệm, Chi Tiết Nhất
3. Ngôi chùa với nhiều kỷ lục thế giới
Chùa Tam Chúc với nhiều kỷ lục thế giới cùng nhiều báu vật quý:
- Ngôi chùa lớn nhất thế giới.
- Điện Tam Thế có 3 bức tượng Phật Tổ dát bằng đồng đen, mỗi bức nặng tới 200 tấn, phía sau là 3 lá bồ đề dát vàng rộng chưa từng thấy. Sân điện còn có Vạc Phổ Minh khổng lồ.
- Bức tượng đồng lớn nhất Đông Nam Á: đó là pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni khổng lồ nặng tới 200 tấn trong Điện Pháp Chủ
- Bốn bức tường ở Điện Tam Thế được ghép bởi 12.000 bức phù điêu bằng đá lấy từ miệng núi lửa Indonesia. Ghi lại cuộc đời của Đức Phật từ khi ngài sinh cho đến khi nhập cõi Niết Bàn.
- Vườn cột kinh khổng lồ với 1000 cột đá xanh, mỗi cột cao tới 13,5m và nặng tới 200 tấn. Đây là vườn kinh lớn nhất thế giới với hàng nghìn bài kinh khắc trên các cột để phật tử có thể niệm kinh ngay tại chỗ.
- Có phiến đá Mặt Trăng lớn nhất thế giới với giá trị hơn 600.000 USD. Phiến đá rơi từ vũ trụ xuống sa mạc Sahara cách đây hàng nghìn năm.
- Cây Bồ Đề quý được chiết từ Cây Bồ Đề Vĩ Đại Cát Tường có tuổi thọ 2.250 tuổi được coi là báu vật của đất nước Sri Lanka.
4. Loài cá lúc trên núi, lúc dưới hồ
Về với Tam Chúc, du khách luôn cảm giác mới, lạ, bởi nhiều sinh vật xuất hiện theo từng mùa, từng thời điểm khác nhau. Điển hình như loài cá Trối được mệnh danh là “lính thuỷ đánh bộ” hoặc loài “sát thủ” lúc sống trên núi, lúc ẩn mình dưới hồ và hàng trăm loài chim muôn màu từ khắp nơi đổ về đây tô thêm vẻ đẹp cho quần thể tâm linh Tam Chúc.
Người dân địa phương mô tả, một con cá Trối có thể di chuyển trên đất khô cạn, trèo cây và bóp nghẹt cổ chim cũng như những con cá khác khi chúng bị săn bắt. Chúng ta có thể liên tưởng loài Trối này chỉ tồn tại trong các bộ phim kinh dị viễn tưởng như Công viên Kỷ JURA. Tuy nhiên, một loài cá như vậy đã tồn tại từ lâu ở Tam Chúc.
Sự tích Chùa Tam Chúc
Tương truyền rằng Chùa Tam Chúc gắn liền với truyền thuyết về “Tiền Lục nhạc – hậu Thất Tinh”. Theo đó, trên dãy núi nằm ở hướng Tây Nam hướng về chùa Hương có 99 ngọn núi. Trong đó có 7 ngọn núi gần với làng Tam Chúc nhất, được dân làng gọi là núi “Thất Tinh” và ngôi chùa ở đây được gọi là chùa “Thất Tinh”.
Trên 7 ngọn núi này đều xuất hiện một đốm sáng lớn tựa như 7 ngôi sao tỏa sáng như ánh hào quang. Người người thấy ánh hào quang đó kéo đến núi Thất Tinh đục đẽo, chất củi thành đống lớn và đốt nhiều ngày hòng lấy đi 7 ngôi sao. Trong 7 ngôi sao có 4 ngôi sao bị đốt nhiều nên đã mờ dần, chỉ còn lại 3 ngôi sao còn sót lại. Vì thế ngôi chùa “Thất Tinh” sau này được đổi tên thành chùa “Ba Sao” ( Chùa Tam Chúc ngày nay).
Giá dịch vụ tại chùa Tam Chúc 2022
+ Vé tham quan chùa Tam Chúc: miễn phí
+ Vé xe điện: 90.000đ/ 1 người/ khứ hồi
+ Vé gửi xe máy: 15.000đ; vé gửi ô tô: 40.000đ.
+ Vé đi du thuyền hồ Tam Chúc + vé xe điện 1 chiều: 200.000đ/ lượt.
+ Nhà hàng gần chùa Tam Chúc: Nhà hàng Tam Chúc Ba Sao, nhà hàng Gia Đình, nhà hàng Lá Cọ… chuyên các món đặc sản Hà Nam và cơm chay.
+ Lưu trú: hiện nay, các hạng mục công trình ở chùa Tam Chúc đang trong quá trình hoàn thành nên đa phần du khách đều chọn lưu trú ở thành phố Phủ Lý. Gợi ý các khách sạn ở Phủ Lý như khách sạn Mường Thanh, khách sạn Hòa Bình, khách sạn Laga, Khách sạn Inco…
Kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc
- Các bạn có thể xuất phát từ đầu h chiều rồi ở lại chơi đến tầm 7h tối để có thể ngắm hoàng hôn, mình đi buổi sáng nên tầm 2h là ngắm hết rồi, khá mệt vs đói nên về luôn, lỡ mất ngắm hoàng hôn
- Hôm mình đi thấy các bé u10 có mà ông bà u70 cũng có luôn, không thấy ai than vãn gì hết nên nếu sức khoẻ tốt thì không việc gì phải chần chừ nhé ạ, cứ đi lên và leo thôi
- Nên mang theo khẩu trang, mũ và áo váy chống nắng nếu đi tầm này vì trời vẫn đang nóng, oi bức, chùa đang hoàn thiện nên khá bụi
- À không nên đi cao gót hoặc chỉ đi cao gót khi chụp hình thôi nhé, không là mất vui đó, đi bộ và leo bật thang khá nhiều, tốt nhất vẫn là giày thể thao or dép thấp
- Cảnh chùa đẹp kiểu truyền thống nên các bạn nên chọn lựa quần áo sẫm màu, trang phục cổ trang lên hình sẽ đẹp hơn nhé, hạn chế mặc váy vì dù sao đây cũng là chốn tâm linh, cần trang nghiêm ạ
- Nhớ đổ xăng đầy bình trước khi xuất phát. Trên đường đi có 2,3 chốt CSGT các bạn nhớ mang giấy tờ bằng lái các thứ đầy đủ, chúng mình bị phạt sương sương 190k vì lỗi thiếu gương + bảo hiểm ( chủ quan vì các anh HN ko bắt mấy tội này)
- Lưu trú ở Hà Nam: khu vực khách sạn trong khu du lịch Tam Chúc đang trong quá trình thi công. Du khách nên chọn lưu trú ở thành phố Phủ Lý với nhiều khách sạn cao cấp như khách sạn Mường Thanh, khách sạn Inco, khách sạn Hòa Bình, khách sạn Laga…
- Vào ngày đầu năm và những ngày lễ lớn là thời gian đẹp nhất cho chuyến du lịch Tam Chúc. Nhưng nếu mục đích của bạn chủ yếu là vãn cảnh chùa thì có thể chọn đi vào bất kì thời gian nào trong năm.
- Chuẩn bị đồ lễ: lễ chay, lễ ngọt như hương, hoa, nến, bánh kẹo, hoa quả… Tuyệt đối không mang lễ mặn, lễ sống, vàng tiền âm phủ vào chùa.
- Không nên vẽ, đánh dấu, sờ… lên các tượng và công trình trong chùa. Có ý thức giữ gìn vệ sinh chung.
- Gợi ý mua đặc sản Hà Nam về làm quà: Hồng Nhân Hậu, Quýt Lý Nhân, cá kho làng Vũ Đại, chuối Đại Hoàng…