nước bọt có mùi hôi

Khắc Tinh Của Hôi Miệng: Mẹo Dân Gian Trị Nước Bọt Có Mùi Hôi

Bạn có từng đứng gần một người nào đó bị hôi miệng chưa? Nếu có rồi thì cảm giác chắc sẽ phải kinh khủng lắm. Khi họ nói ra hoặc thở dài bằng miệng thì thôi rồi, mùi hôi khiến chúng ta không thể chịu được cũng như đứng gần.

Và điều tồi tệ hơn nếu người bị hôi miệng đó là chính chúng ta thì như thế nào? Mọi người sẽ tránh tiếp xúc với bạn, thậm chí là xa lánh bạn.

Một trong những nguyên nhân khiến bạn hôi miệng đó chính là nước bọt có mùi hôi. Vậy làm sao để nhận biết được nước bọt bạn có mùi hay không và mẹo chữa trị ngay tại nhà đơn giản.

Thành phần và chức năng của nước bọt

Nước bọt hay còn gọi là nước miếng hay nước dãi, là chất trong suốt có bọt, dạng nhờn. Những tuyến nước bọt hoạt động tạo ra nước bọt trong khoang miệng giúp cho việc nhai và tiêu hóa thức ăn được dễ dàng và tốt hơn. Hơn nữa, nước bọt làm vị trí quan trọng giúp điều hòa acid trong miệng, tống khứ mảng bám, thức ăn dư và giữ cho răng không bị sâu mòn.

Thành phần của nước bọt chính yếu bao gồm glucid, protid và lipid. Đây đều là những thành phần hữu cơ chiếm từ 3 – 3,4g/l và cơ thể chúng ta mỗi ngày tiết ra được 1,5l nước bọt.

  • Glucid chiếm từ 5 – 10mg/l nước bọt
  • Protid chiếm 1 – 3g/l nước bọt, và phần nước bọt ở mang tai là giàu protid nhất. Trong đó bao gồm:

+ Glycoprotein

+ Globulin miễn dịch

+ Các loại enzim có trong nước bọt

+ Protein giàu prolin

  • Lipid chiếm từ 20 – 30mg/l do tế bào ở tuyến nước bọt tiết ra. Chúng có tác dụng khoáng hóa mảng bám răng, hấp thụ vi khuẩn gây sâu răng và bảo vệ khoang miệng.

Không chỉ có thành phần hữu cơ mà nước bọt còn chứa nhiều thành phần vô cơ:

  • Ca (1,2 – 2,8 mmol/l)
  • Mg (0,08 – 0,5 mmol/l)
  • Cl (5 – 40 mmol/l)
  • Na (2 – 21 mmol/l)
  • K (10 – 36 mmol/l)
  • PO4 (1,4 – 39 mmol/l)
  • HCO3 (2 – 13 mmol/l)

Dấu hiệu nhận biết nước bọt của bạn bị hôi

Để biết được thật sự nước bọt của bạn có hôi không, dưới đây là cách bạn có thể tự mình kiểm chứng:

1. Ngửi mùi nước bọt

Một trong những cách nhận diện nước bọt bạn có bị hôi không đó là bạn thực hiện liếm mặt trong của cổ tay. Bạn chờ khoảng 5 – 10 phút sau đó hãy ngửi lại, đây sẽ là mùi nước bọt hiện tại. Lưu ý rằng hãy thực hiện chúng khi bạn ở một mình, tránh làm ở nơi đông người.

Và không nên thực hiện sau khi bạn đánh răng, dùng nước súc miệng hay vừa mới ăn thực phẩm có vị bạc hà. Vì nếu như miệng của bạn đang thơm tho, vừa được làm sạch thì sẽ không cho ra kết quả chính xác.

nước bọt có mùi hôi

Sau khi ngửi, nếu thấy có mùi khó chịu, chắc chắn bạn phải xem lại cách chăm sóc răng miệng của bạn. Nhưng nếu hơi thở không có mùi thì răng miệng bạn không đến nỗi tệ, tuy nhiên biện pháp này chỉ là tạm thời vì:

Khi ta thực hiện liếm trên cổ tay đó là chúng ta đang test phần đầu lưỡi (phần phía trước lưỡi) thôi. Vị trí này chúng ta có thể làm sạch bằng cách dùng bàn chải lông mềm chà lên chúng giống cách bạn chăm sóc răng miệng. Nhưng thường nước bọt có mùi hôi hay việc hôi miệng là do phần cuống lưỡi, phần gần cổ họng của bạn đấy.

Dùng một miếng gạc hay bông đưa sâu hơn vào gần cuống họng để cố gắng thu thập nước bọt tại vùng này. Tuy nhiên không được đưa qua sâu vì rất có thể dẫn đến tình trạng nôn mửa. Các vi khuẩn hay mùi hôi tại cuống họng sẽ là minh chứng đúng nhất với mùi nước bọt hiện tại của bạn.

2. Ngửi mùi hơi thở trực tiếp

Cách thứ 2 là ngửi mùi trực tiếp bằng cách che cả miệng và mũi bằng 2 tay, dùng một chiếc cốc hoặc vật đựng bằng nhựa. Hoặc đơn giản hơn là bạn đeo khẩu trang vào và thở ra ngoài bằng miệng.

nước bọt có mùi hôi

Bạn nên thở ra và ngửi ngay để tránh khí thoát ra ngoài qua các khe hỡ. Lúc này bạn sẽ dễ dàng nhận biết được mùi cơ thể. Và nên kiểm tra nhiều lần trong ngày ở những thời điểm khác nhau để có kết quả chính xác nhất.

3. Nhờ người thân kiểm tra

Nếu bạn vẫn muốn biết mùi nước bọt của bạn có ảnh hưởng lớn với giao tiếp hay mọi người xung quanh không thì cách nhờ người thân thiết kiểm tra là hợp lý nhất. Bạn nên nhờ người thật sự tin tưởng, là bạn thân hoặc gia đình để kiểm tra giúp.

nước bọt có mùi hôi

Xem thêm: Châu Á Có Bao Nhiêu Quốc Gia? Cập Nhật Mới Nhất 2023

Nguyên nhân khiến nước bọt có mùi hôi

Có những nguyên nhân bên trong cơ thể lẫn bên ngoài mà có thể bạn chưa biết được. Hoặc có thể do răng bạn hư mà chưa được lấy tủy răng cũng dễ dẫn đến mùi hôi. Nếu bạn chịu điều chỉnh cơ thể, thực phẩm bổ sung hàng ngày thì tình trạng hôi miệng sẽ ngày một giảm dần. Vậy nguyên nhân chính dẫn đến nước bọt có mùi hôi là gì?

1. Do thành phần của nước miếng tiết ra mùi hôi

Bao gồm các thành phần gây mùi dưới đây:

  • NAD(P)H dehydrogenase-quinone
  • Acid phosphatases A&B
  • Aldehyde dehydrogenase – loại 3
  • N-acetylmuramyl-L-alannine amidase
  • Gluco-6-phosphate isomerase
  • Lactoperoxidase
  • Glutathione transferase
  • Kallirein mô
  • Superoxide dismutase

2. Do nước miếng tiết nhiều trong khi ngủ và khô miệng

Điều này có thể do nội tiết bên trong cơ thể của bạn. Hiện tượng khô miệng xảy ra khi tuyến nước bọt bị viêm, sẽ tiết ít nước bọt hơn hoặc cơ thể bạn đang thiếu nước nên nước bọt quá ít không thể loại bỏ hết các mảng bám và thức ăn thừa.

Hoặc bạn đang mắc phải các chứng bệnh vể răng miệng như amidan, màn hầu, lưỡi hay niêm mạc bị viêm… Và miệng hôi cũng thường xảy ra do nguyên nhân bạn đang bị viêm nha chu, cao răng không được làm sạch và để lâu ngày. Làm cho nướu chảy máu dẫn đến tình trạng hôi miệng và nước miếng có mùi.

3. Chăm sóc răng miệng không kĩ, không đúng cách

Sau mỗi bữa ăn nếu bạn không chăm sóc răng miệng, chải răng 2 lần mỗi ngày, cách dùng chỉ nha khoa thay vì dùng tăm và dùng nước súc miệng sẽ có thể không làm sạch được khoang miệng và răng, lưỡi, cổ họng. Khiến cho mảng bám ngày càng nhiều lên cũng là nguyên nhân chủ yếu gây nên hôi miệng.

Đây cũng là bước cần thiết để bạn hạn chế tình trạng sâu răng và các bệnh lý khác liên quan đến nha khoa nhé.

4. Sử dụng thực phẩm gây hôi miệng

Một vài loại thực phẩm có khả năng gây hôi miệng cao sau khi ăn đó chính là tỏi, hành. Những sản phẩm từ bơ, sữa cũng là nguyên nhân gây hôi miệng tức thì. Vì trong chúng có những loại protein mà các vi khuẩn ưa thích. Đồng thời với những loại thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá cũng làm cho hơi thở của bạn có mùi khó chịu.

Bên cạnh đó, rau xanh cũng có thể gây hôi miệng như bắp cải, súp lơ vì chúng có chứa hợp chất lưu huỳnh gây mùi hôi. Và một số thực phẩm chứa nhiều đường, axit như cam, chanh, giấm cũng góp một phần tạo nên nước bọt bạn có mùi hôi.

5. Do áp lực, căng thẳng

Bạn sẽ không thể ngờ rằng bệnh hôi miệng cũng do một phần tác động từ việc bạn căng thẳng, áp lực quá nhiều và thời gian dài. Do vậy hãy điều chỉnh lại cơ thể của mình để tránh các bệnh lý về răng miệng không mong muốn.

8 Khắc tinh của hôi miệng

Làm cách nào để hạn chế nước bọt có mùi hôi? Dưới đây là 9 cách tôi làm tại nhà để bạn có thể thay đổi hơi thở và tự tin hơn:

1. Chọn kem đánh răng có chứa hàm lượng fluoride cao

Lý do chính dẫn đến hôi miệng đó chính là cách chăm sóc răng miệng hàng ngày của bạn. Nếu bạn cảm thấy sau mỗi lần đánh răng vẫn cảm thấy có mùi hôi khó chịu trong miệng. Hãy thay đổi kem đánh răng của mình bằng loại khác có chứa Fluoride cao hơn.

Bạn có thể đọc trên thành phần của mỗi loại kem đánh răng để biết hàm lượng Fluoride. Bạn có thể lựa chọn sản phẩm hương chanh hoặc bạc hà để có hiệu quả nhanh hơn.

2. Sử dụng nước trà xanh/trà khô

Trong trà tười có hai nguyên tố vi lượng đó là Fluor và Kali có công dụng giảm viêm, chống sâu răng, gaimr mùi hơi trong miệng. Mỗi ngày bạn có thể ngậm nước trà xanh đặc sau khi đánh răng 15 phút thay cho nước súc miệng. Hoặc uống 2-3 ly trà xanh, hoặc nhai trực tiếp là trà khô mỗi ngày để hạn chế mùi hôi nước bọt và diệt sạch vi khuẩn.

3. Súc miệng bằng chanh

Chanh là nguyên liệu tuyệt vời không những làm trắng mà chúng còn có tác dụng giúp hơi thở thơm mát. Nếu mỗi sáng thức dậy thấy hơi thở của mình không được ok cho lắm thì hãy bắt tay ngay vào dùng chanh nhé.

Bạn có thể dùng chanh tươi để súc miệng ngay tại nhà với các bước cực đơn giản nhưng hiệu quả dưới đây:

Lấy một cốc nước súc miệng, bỏ tí muối và vắt nửa quả chanh tươi vào cốc. Sau đó súc miệng, axit trong chanh sẽ diệt khuẩn, làm sạch các bợn trắng trên lưỡi, làm sạch khoang miệng và giúp hơi thở thơm mát tức thì.

4. Dùng gừng

Một cách đơn giản vô cùng tiện lợi, không tốn kém đó chính là gừng tươi. Bạn cắt lát mỏng gừng tươi và pha trà uống mỗi sáng, buổi trưa hoặc nhai kèm theo lát chanh. Với cách này bạn sẽ đẩy lùi vi khuẩn, ngăn ngừa sâu răng và giúp hơi thở bạn thơm mát.

5. Dùng nước vo gạo

Để đẩy nhanh mảng bám trên răng, bạn dùng nước vo gạo đặc để súc miệng 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối. Trong nước vo gạo có chứa thành phần vitamin PP, có tác dụng tẩy sạch chất bẩn đóng quanh răng và hạn chế sâu răng. Do đó sử dụng nước vo gạo vừa tiện lợi, không tốn kém mà rất hiệu quả.

6. Dùng bạc hà

Bạn có để ý rằng mỗi loại kem đánh răng khi bán ra thị trường đều có tinh chất bạc hà không. Mùi hương của chúng đem lại khá dễ chịu, thoải mái và tinh dầu bạc hà cũng là nguyên liệu để chữa hôi miệng hiệp quả.

Bạn có thể nhai trực tiếp lá bạc hà hoặc dùng thường xuyên trong mỗi bữa ăn như việc bạn ăn rau sống hằng ngày.

7. Chữa hôi miệng bằng nước muối

Từ lâu nước muối có tác dụng sát trùng vết thương, hạn chế sâu răng và giúp nướu săn chắc. Đây cũng là cách giúp nước bọt không bị hôi cực kỳ hiệu quả. Cách làm lại đơn giản, bạn chỉ cần pha loãng nước với ít muối và súc miệng 2-3 lần mỗi ngày. Pha vừa phải và không nên pha nước muối quá đặc, làm kiên trì một thời gian bạn sẽ thấy rõ kết quả.

8. Ăn nhiều rau xanh

Không chỉ cải thiện ở bên ngoài mà bạn cần cải thiện ngay từ bên trong cơ thể bằng cách cung cấp đủ chất xơ từ các loại rau xanh. Bạn nên dùng những loại thực phẩm này để cải thiện mùi hơi thở của bạn. Bao gồm: chanh muối, cây cần tây, cây thì là, ngò tàu, cỏ xạ hương, cây hương thảo, hung quế, trà đinh hương…

Thói quen giúp bạn có hơi thở thơm mát mỗi ngày

+ Vệ sinh răng miệng hàng ngày đúng cách: đánh răng 2 lần mỗi ngày, cách sau bữa ăn ít nhất 1 giờ đồng hồ. Dùng bàn chải đánh răng theo chiều dọc từ trên xuống dưới. Vệ sinh lưỡi, nhất là mặt trên của lưỡi để loại bỉ vi khuẩn gây hôi miệng.

+ Dùng chỉ nha khoa loại bỏ thức ăn dư ở giữa kẽ răng: sau những bữa ăn bạn cần loại bỏ những mảnh thức ăn dư, những chất tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Tốt nhất là dùng chỉ nha khoa để không làm mất thẩm mỹ của răng nhé.

+ Uống đủ nước trong ngày: uống ít nước, không đủ nước là lý do gây ra triệu chứng làm khô miệng. Tuyến nước bọt sẽ không sản sinh ra đủ lượng nước bọt trong ngày khiến miệng chúng ta có mùi hôi khó chịu. Nước bọt có tác dụng rửa trôi thức ăn dư, vi khuẩn trên răng và trong khoang miệng và giữ cho hơi thở thơm mát.

Để biết bạn phải uống bao nhiêu lít nước mỗi ngày, bạn lấy cân nặng hiện tại x 0,4ml/10. Có nghĩa là cứ 10kg bạn nhân cho 0,4ml nước sẽ ra được số nước cần uống đủ cho một ngày. Đối với người thường vận động thì khoảng 0,5 – 0,6ml nước x 10kg.

+ Tập thói quen sử dụng nước súc miệng không cồn: nếu bạn sử dụng nước súc miệng dạng bạc hà bạn chỉ có thể ngăn ngừa hôi miệng trong thời gian ngắn. Dùng nước súc miệng có cồn lại càng khiến cho miệng bạn bị khô và thêm trầm trọng. Nhưng nếu sử dụng nước súc miệng không cồn, trong đó có hợp chất tạo oxy sẽ làm chết vi khuẩn. Vì chúng không thể sống trong môi trường giàu oxy.

+ Nên ăn thực phẩm chứa nhiều nước và chất xơ: nên ăn những thức ăn giàu chất xơ như dâu, táo, dưa, sữa chua. Không những chúng giúp loại bỏ vi khuẩn gây mùi mà còn cung cấp độ ẩm cho miệng.

+ Nhai kẹo cao su không đường: bạn có thể nhanh chóng hạn chế chứng hôi miệng và nước bọt có mùi hôi bằng cách nhai kẹo cao su nhưng phải không đường nhé. Việc nhai kẹo sẽ kích thích tuyến nước bọt và tránh khô miệng.

+ Không hút thuốc lá: đối với người nghiện thuốc lá thì tôi khuyên chân thành là hạn chế lại và người bình thường hãy bỏ tuyệt thuốc lá nếu như không muốn tình trạng hôi miệng kéo dài. Không chỉ ảnh hưởng đến răng mà thuốc lá còn làm bạn khô miệng, và dễ mắc các bệnh viêm nha chu

+ Hạn chế uống café và thay vào đó bằng trà không sữa: Trà xanh, trà gừng hay trà đen đều có thể sử dụng rất tốt thay vì uống café mỗi ngày. Hợp chất gingerol có trong gừng sẽ kích thích sản sinh enzim, chúng sẽ làm phân hủy hợp chất lưu huỳnh gây mùi cho miệng.

+ Tuyệt đối không được nhịn buổi sáng: hoạt động nhai của cơ miệng sẽ kích thích tuyến nước bọt sản sinh và giữ cho hơi thở bạn luôn thơm mát.