21+ Công Trình Kiến Trúc Nổi Tiếng Hoành Tráng Nhất Thế Giới
Nếu bạn là một kiến trúc sư, là người trong lĩnh vực thiết kế hay đơn giản chỉ là một người đam mê kiến trúc. Và đang đang cần nguồn cảm hứng cho những ý tưởng độc đáo, tạo bạo của mình thì chắc chắn những công trình kiến trúc nổi tiếng dưới đây sẽ là gợi ý tuyệt vời cho bạn. Sự kết hợp giữa kiến trúc đương đại và cổ điển có vẻ sẽ tạo ra những tác phẩm nghệ thuật mang bản sắc riêng, hãy cùng Mythicaldanes tìm hiểu nhé!
Công trình kiến trúc là gì?
Công trình kiến trúc là sản phẩm của quá trình xây dựng có mục đích, do con người bố trí và xây dựng từ trong lòng đất (hoặc dưới nước), sử dụng vật liệu, thiết bị xây dựng để hình thành và đảm bảo cho công trình. chức năng và thẩm mỹ.
Để được gọi là tác phẩm kiến trúc, sản phẩm đó phải đảm bảo các yếu tố sau:
- Yếu tố cần thiết: Khả năng ứng dụng, tính thẩm mỹ, tính kinh tế và tính bền vững.
- Đủ các yếu tố: Dân tộc, tư tưởng, phản ánh xã hội, phù hợp với điều kiện khí hậu, tự nhiên.
Phân loại công trình kiến trúc
Theo tính chất công trình và quy mô công trình
- Dự án được xây dựng theo chuỗi, bao gồm: nhà ở, trường học, trạm y tế, cửa hàng, …
- Công trình được xây dựng riêng lẻ, mang tính đặc thù, bao gồm: nhà Quốc hội, nhà hát quốc gia, trung tâm đại học, bảo tàng, …
Theo chức năng sử dụng
- Công trình kiến trúc nhà dân dụng. Bao gồm: nhà ở, trường học, bệnh viện,…
- Công trình kiến trúc nhà công nghiệp. Bao gồm: nhà máy, xí nghiệp, nhà xưởng, … phục vụ cho sản xuất công nghiệp.
- Công trình kiến trúc nhà ở nông nghiệp. Bao gồm: chuồng trại, nhà xưởng, nhà kho, … phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
- Các công trình hạ tầng kỹ thuật. Bao gồm: nhà máy xử lý nước thải, công trình cấp thoát nước, công trình chiếu sáng đô thị, …Công trình kiến trúc thủy lợi. Bao gồm: hồ chứa,cống, trạm bơm, đập, kênh mương, kè, …
Theo phong cách kiến trúc
Có các kiểu kiến trúc sau:
- Phong cách cổ điển
- Phong cách tân cổ điển
- Phong cách hiện đại
- Phong cách hậu hiện đại
- Phong cách Romanesque
- Phong cách Gothic
- Phong cách Baroque
- Phong cách Beaux-Arts
- Phong cách Tân nghệ thuật
- Phong cách trang trí nghệ thuật
- Phong cách Bauhaus
- Phong cách giải cấu trúc
- Phong cách Byzantine
- Phong cách Phục hưng
Xem thêm: Khám Phá 19+ Biểu Tượng May Mắn Độc Đáo Nhất Thế Giới
Top những công trình kiến trúc đẹp và nổi tiếng bậc nhất Thế Giới
1. Tháp Eiffel – Pháp
Năm 1884, để kỷ niệm 100 năm Cách mạng tư sản Pháp, Chính phủ Pháp đã quyết định tổ chức triển lãm Quốc tế và xây dựng một kiến trúc tháp kỷ niệm. Tháp Eiffel thi công trong vòng 26,5 tháng, kết thúc vào năm năm 1889 với kì vọng trở thành “cái đinh của Triển lãm thế giới” năm 1889 tại Paris. Qua kiến trúc này, Pháp muốn khẳng định mình là một cường quốc công nghiệp, đồng thời thể hiện tính táo bạo của người Pháp khi dám khởi đầu cuộc cách mạng mới trong lịch sử ngành kiến trúc với việc sử dụng các vật liệu xây dựng sắt, thép, gang…
Với chi phí trên 800 ngàn francs, tháp Eiffel được nhận xét là có thiết kế vô cùng chính xác, chặt chẽ, tỉ mỉ. Trong thi công công trình hơn hai năm, không hề xảy ra bất cứ sự cố thương vong nào. Tổ hợp điều chỉnh các chi tiết, lỗ khoan đều rất khớp. Đây được xem là một kỳ tích vĩ đại trong lịch sử kiến trúc.
Tháp Eiffel có chiều cao nguyên bản là 300m. Với cột ăng-ten trên đỉnh, tháp đạt đến chiều cao 325m, tương đương với tòa cao ốc 100 tầng. Thân tháp hoàn toàn bằng sắt thép, trọng lượng tới 9.000 tấn, được hàn nối từ 12 ngàn chi tiết kim loại tạo thành. Cũng vì lý do này nên chiều cao của tháp bị ảnh hưởng khi nhiệt độ thay đổi bởi hiệu ứng giãn nở nhiệt. Vào mùa hè, tháp Eiffel cao hơn khoảng 17cm. Vào mùa đông, độ cao của tháp giảm từ 10 đến 20 cm.
Trên tháp có 3 đài quan sát trên, giữa, dưới, có thể chứa cùng một lúc 10 ngàn người. Từ mặt đất đến đỉnh tháp có thang máy, mọi người cũng có thể đi theo 1.710 bậc thang bộ leo lên đỉnh tháp. Đài quan sát tầng cao nhất cách mặt đất 276 mét, diện tích 350 mét vuông; Đài tầng giữa cách đất 115 mét Quan sát từ trên tháp, toàn bộ Paris đều nằm gọn trong tầm mắt.
2. Tử Cấm Thành – Trung Quốc
Tử Cấm Thành (tiếng Trung: 紫禁城 Zǐjìnchéng, tiếng Anh: The Forbidden City), ngày nay còn được gọi là Cố Cung ((故宮), tọa lạc ở ngay trung tâm thành phố Bắc Kinh, là cung điện của 24 triều vua từ giữa nhà Minh đến cuối nhà Thanh. Các cung điện đồ sộ trong Tử Cấm thành được khởi công vào năm thứ 4 đời vua Vĩnh Lạc – vị hoàng đế kiệt xuất của triều Minh, và là một trong những vị vua lỗi lạc của Trung Quốc (tức là năm 1406), và hoàn thành sau 14 năm (tức là năm 1420). Đây là cung điện hoàng gia được bảo tồn tốt nhất của Trung Quốc và là một trong những cung điện lâu đời nhất trên thế giới.
Tử Cấm Thành xây dựng theo lối kiến trúc cổ Trung Hoa theo trục Bắc – Nam, xung quanh là tường cao hào rộng để ngăn cản người bên ngoài xâm nhập vào. Tử Cấm Thành xây dựng theo hình chữ nhật, dựa theo thuyết “trời tròn đất vuông” mặt hướng về phía Nam nhìn ra cổng Thiên An Môn, đây cũng là cổng chính vào Tử Cấm Thành.
Với diện tích hơn 250.000 m2, Tử Cấm Thành là một tổ hợp cung điện gồm 800 cung với 9.999 phòng được bao bọc bởi bức tường thành cao 11m, dài 3.200m với hào sâu và 4 vòng gác ở 4 góc thành, có 4 cổng chính dẫn vào thành. Tất cả mọi kiến trúc đều được quy tụ chung thành ba điện: Thái Hòa, Trung Hòa, Bảo Hòa và được chia là hai khu: Ngoại triều và nội triều.
Bốn góc của Tử Cấm Thành là 4 toà tháp với phần mái vòm phức tạp. Bốn cổng thành với 4 mặt tường là Ngọ môn; Thần Vũ môn; Đông Hoa môn và Tây Hoa môn.
Bên trong Tử Cấm Thành được chia làm 2 khu vực:
- Ngoại Đình, hay còn gọi là Tiền Triều, nằm ở phía Nam, là nơi diễn ra các nghi lễ, lễ tế quan trọng, tổ chức các lễ thi cử… Khu vực này có điện Thái Hòa nằm ở trung tâm, phía sau là điện Bảo Hòa. 2 bên Đông – Tây là điện Văn Hoa – nơi lưu trữ thư pháp, sách vở của Hoàng đế và điện Võ Anh – nơi Hoàng đế gặp các quan đại thần và thiết triều.
- Nội Đình, hay Hậu Cung như những phim cổ trang Trung Quốc thường nhắc đến. Đây là nơi ở của Hoàng đế và Hoàng thất. Vào thời nhà Thanh, đây còn là nơi ở và làm việc của Hoàng đế. Tiền triều chỉ sử dụng vào các nghi lễ quan trọng. Cung Càn Thanh, cung Khôn Ninh và điện Giao Thái là 3 cung chính ở hậu cung được gọi là Hậu Tam Điện.
Công trình quần thể Tử Cấm Thành này được xây dựng dựa trên nguyên lý cơ bản về thuyết Âm – Dương và thuật toán phong thủy. Nếu như đến nơi đây cùng một hướng dẫn viên chuyên nghiệp, bạn sẽ thực sự bất ngờ với yếu tố tâm linh thông qua những vấn đề như :”dẫn khí” và “đuổi tà”.
3. Cung điện Potala – Lhasa, Tibet, Trung Quốc
Potala là tên gọi của một cung điện nổi tiếng ở Tây Tạng. Cung điện này tọa lạc tại Lhasa, khu tự trị Tây Tạng. Trước kia nơi đây từng là nơi sinh sống của các đời Đạt lai Lạt ma. Đến đời thứ 14 thì họ sống lưu vong sang Dharamasa, Ấn Độ. Potala còn được gọi là cung điện mùa đông. Cung điện Potala được xem như một kỳ quan kiến trúc và là quần thể cung điện cổ xưa nhất trên thế giới. Nó đã được UNESCO công nhân là di sản thế giới. Good morning America, một chương trình truyền hình Mỹ, và thời báo USA Today gọi đây là “Bảy kỳ quan mới”.
Cung điện Potala cao 170m, từ Đông sang Tây có chiều dài 360m, chiều rộng theo trục Bắc – Nam là 270m. Công trình gồm 13 tầng, bên trong chia thành hơn 1.000 căn phòng nhỏ. Tọa lạc ở độ cao 3.600 mét so với mực nước biển.
Cung điện gồm 3 bộ phận: Khu cung thành phía trước núi, khu cung thất trên đỉnh núi và khu hồ phía sau núi. Khu cung thành có 3 cửa, cửa Đông, cửa Nam và Tây cùng 2 gác lầu, là nơi đặt các cơ quan quản lý phục vụ cung thành, như viện in kinh sách, nơi ở của các quan viên, tăng ni.
Vật liệu xây dựng cung điện chủ yếu là đất, đá và gỗ. Lúc đó chưa có phương tiện di chuyển, tất cả vật liệu này đều phải dùng lừa và sức người. Tòa nhà lớn có hơn 1.000 gian phòng, hơn 10.000 Phật điện và 20.000 tượng điêu khắc. Đạt Lai ở trong gian phòng gần vùng nóc, ngăn cách với dân chúng. Trên mái bằng cung điện, các Đạt Ma thổi kèn dài 4 m để cầu nguyện. Cung điện Potala gồm 2 khối nhà chính là Nhà Trắng và Nhà Đỏ, đặt trên nền là các khối nhà thấp màu trắng phía dưới.
Cung điện Potala là cung điện mùa Đông của Đức Đạt Lai Lạt Ma từ thế kỷ thứ 7, tượng trưng cho Phật giáo Tây Tạng; có vai trò là trung tâm trong việc giữ gìn và phát triển văn hóa truyền thống Tây Tạng. Công trình được xây dựng vào năm 1645, trên tàn tích của một tu viện có từ thế kỷ thứ 7, hiện chỉ còn lại hang Dharrna (Dharrna Cave) và tàn tích Nhà nguyện của các Thánh (Saints’ Chapel). Cung điện Potala (Potala Palace) là nơi cư trú chính của Đức Đại Lai Lạt Ma cho đến năm 1959, nay trở thành bảo tàng.
4. Nhà hát Opera Sydney – Úc
Tọa lạc tại Bennelong Point ở bến cảng Sydney, gần với cây cầu Sydney Harbour cũng nổi tiếng, tòa nhà và khu xung quanh tạo nên một hình ảnh nước Úc đặc trưng. Đây là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu nhất thế kỷ 20 và là một trong các địa điểm biểu diễn nghệ thuật nổi tiếng nhất thế giới. Đây còn là nơi trình diễn hòa nhạc thính phòng, vũ ballet, kịch và ca nhạc. Nhà hát này cũng là trụ sở của Sydney Theatre Company và Sydney Symphony Orchestra.
Khởi công xây dựng tại Bennelong Point ở bến cảng Sydney vào tháng 3/1959, phải mất 14 năm, công trình nhà hát Opera Sydney mới được hoàn thành, với chi phí khổng lồ 102 triệu USD.
Tổng diện tích của công trình này là 1.8ha với chiều dài là 183m và chiều rộng là 120m. Cả một công trình rất to lớn này được đặt trên một nền móng rất vững chắc gồm 500 tấn bê tông ở độ sâu 25m dưới mực nước biển. Ở phần mái đặc biệt của nhà hát này, có tới 1,056 triệu viên gạch màu kem lát thành mái. Đi vào phía bên trong, bạn sẽ thấy nội thất của nhà hát Opera Sydney được làm hoàn toàn từ đá granite hồng và gỗ tự nhiên. Như vậy bạn có thể tưởng tượng tổng số tiền để xây nên nhà hát này lớn đến thế nào.
Opera Sydney là tổ hợp của 5 khu nhà hát, 5 studio tập diễn, 2 sảnh chính, 4 nhà hàng, 6 quán bar và một số cửa hàng lưu niệm, trong đó sảnh hòa nhạc có thể chứa được 2.679 khán giả, nhà hát opera có thể chứa tới 1.547 khán giả. Mỗi năm tại đây có khoảng 3000 buổi biểu diễn nghệ thuật thu hút hơn 2 triệu người ghé thăm.
Điều ấn tượng nhất của nhà hát Opera Sydney chính là nguồn điện cung cấp cho riêng nhà hát này, nó tương đương với công suất điện lớn cho một thịt trấn với 25,000 cư dân. Để có thể truyền tải điện mạnh nhất, dây cáp điện dùng cho công trình này lên tới 645km.
Ngày 28/6/2007, nhà hát Opera Sydney được Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa thế giới. Theo UNESCO thì “Công trình này thật táo bạo, là một thử nghiệm có tầm nhìn rộng lớn đã có ảnh hưởng lâu dài trên các lối kiến trúc cuối thế kỷ XX. Kiến trúc của tòa nhà là một di sản và là một hình tượng nghệ thuật độc đáo”.
Xem thêm: Poland Là Nước Nào: Có Phải Là Quốc Gia Ba Lan Không?
5. Tòa tháp Burj Khalifa – Dubai
Tháp Burj Khalifa là một trong những tòa tháp chọc trời, cao chót vót nằm ở Downtown Dubai, một quận thường được gọi là ‘trung tâm của ngày nay”. Được khánh thành ngày 4/1/2010 là một công trình kiến trúc khổng lồ. Để xây dựng thành công tòa tháp này phải tốn kém tới gần 20 tỷ đô la. Ngọn tháp nhọn, được nhà thiết kế mô tả như một “thành phố thẳng đứng” bởi nó làm lu mờ các tòa nhà chọc trời hiện hữu, nâng cao các giới hạn mới về thiết kế và xây dựng.
Tổng thể của tòa nhà gồm có 3 khối được sắp xếp xung quanh một lõi trung tâm. Phần dưới của tòa nhà được xây dựng bằng bê tông cốt thép. Tuy nhiên, đoạn trên của tháp từ tầng 156 lên phía trên hay từ 585,7m lên đến nóc sẽ là kết cấu thép.
Bên cạnh đó, tòa tháp còn nắm giữ vô số các kỷ lục khác:
- Cấu trúc đứng tự do cao nhất thế giới.
- Tòa nhà có nhiều tầng nhất thế giới: 211 tầng bao gồm cả chóp.
- Tầng quan sát ngoài trời cao nhất thế giới: ở tầng 124 (độ cao 452 m).
- Thang máy có khoảng cách di chuyển dài nhất thế giới.
- Thang máy cao nhất thế giới.
- Phòng trưng bày nghệ thuật cao nhất thế giới.
- Nhà thờ hồi giáo cao nhất thế giới: Ở tầng 158.
- Nhà hàng cao nhất thế giới (At.mosphere): Ở tầng 122 (độ cao 442 m).
- Bể bơi cao thứ 2 trên thế giới: ở tầng 76.
- Thang máy chạy thứ 5 thế giới: tốc độ 600m/phút.
- Việc xây dựng tháp Burj Khalifa cũng sử dụng ba hệ thống cẩu tháp lớn nhất thế giới với sức nâng 25 tấn/chiếc.
Với độ cao chọc trời 2.716 feet (tương đương 828 mét), cao gấp đôi tòa nhà Empire State của New York và cao gấp ba lần tháp Eiffel ở Paris, tòa tháp được biết đến là tòa nhà cao nhất thế giới.
6. Taj Mahal – Ấn Độ
Nổi tiếng là nơi thiêng liêng và kì vĩ, đền thờ Taj Mahal tọa lạc tại thành phố Agra, bang Uttar Pradesh, thuộc phía Bắc Ấn Độ còn được xem là biểu tượng tình yêu bất diệt của hoàng đế Shah Jahan và hoàng hậu Mumtaz Mahal. Đây là lăng mộ bằng đá cẩm thạch trắng mênh mông được xây dựng ở Agra từ năm 1631 – 1648 để tưởng nhớ người vợ yêu quý của mình. Taj Mahal là viên ngọc của nghệ thuật Hồi giáo ở Ấn Độ và là một trong những kiệt tác được ngưỡng mộ trên toàn thế giới.
Taj Mahal là một đại diện hoàn hảo của phong cách kiến trúc Mughal, một phong cách được hòa trộn giữa kiến trúc Ba Tư, Hồi giáo và phong cách Ấn Độ. Sự kết hợp này nổi bật nhất ở việc sử dụng đá sa thạch đỏ và các vật liệu bằng đá cẩm thạch trắng cổ điển, đây chính là nét đặc trưng nhất của phong cách Mughal.
Ngôi đền được kiến trúc sư đại tài người Iran, ông Ustad Tsa vẽ thiết kế và với sự đóng góp của 20.000 công nhân và thợ thủ công. Đặc biệt là hơn 1.000 con voi được dùng để chở vật liệu từ nhiều vùng trong và ngoài Ấn Độ để xây dựng, khắc tạc nên ngôi đền diễm lệ, thanh cao.
Đền thờ Taj Mahal gồm có cổng chính, nhà thờ, vườn cây, lăng mộ và khu nghỉ. Bốn góc đền là 4 tháp cao 40m, theo đạo Hồi số 4 tượng trưng cho sự bất diệt. Xung quanh được chạm khắc tinh xảo bằng đá quý và được trang trí nhiều họa tiết trang nhã mang lại vẻ đẹp tráng lệ vô cùng. Đền thờ được xây dựng bằng đá cẩm thạch trắng và nhiều loại đá quý được lấy từ nhiều nơi trên thế giới. Vì thế, màu sắc của đền thờ sẽ thay đổi theo sắc nắng và thời tiết.
7. Kim tự tháp – Ai Cập
Kim tự tháp là cách gọi chung của các kiến trúc hình chóp có đáy là hình vuông với bốn mặt bên là tam giác đều. Ở Ai Cập đến nay người ta tìm ra 138 kim tự tháp. Tất cả đều được xây ở tả ngạn sông Nile, dòng sông dài nhất thế giới với hơn 6 nghìn km. Theo các nghiên cứu thì hệ thống kim tự tháp cũng chính là lăng mộ của những vị Pharaon (tước hiệu chỉ các vị vua của Ai Cập cổ đại). Ở đó không chỉ chứa xác ướp của các bậc quyền uy tối cao nhất thời bấy giờ mà còn có cả vàng bạc, thức ăn, đồ nội thất, thậm chí cả xác ướp của những người thân, quan chức và linh mục theo hầu. Nhiều nhà khảo cổ cũng đã khẳng định rằng, kim tự tháp là nơi các Pharaon… tiếp tục cuộc sống sau cái chết (theo quan niệm thời bấy giờ).
Nghiên cứu cho thấy, các kim tháp tại Ai Cập được xây dựng từ các khối đá thiên nhiên nguyên khối, hoàn toàn không sử dụng các vật liệu liên kết như cách chúng ta dùng xi măng trong công nghệ xây dựng hiện đại. Các khối đá khổng lồ có khi nặng hàng chục tấn được đẽo gọt và ghép lại với nhau vô cùng vững chắc, hoàn hảo, trường tồn với thời gian và được liên kết với nhau hoàn toàn dựa trên trọng lượng của chúng.
Loại đá này không phải được lấy ngay ở gần kim tự tháp mà một số trường hợp, phải được vận chuyển từ những địa điểm cách xa nơi xây dựng hàng trăm thậm chí hàng ngàn km. Và cách mà những người Ai Cập cổ đại vận chuyển những tảng đá nặng hàng tấn này vào những vị trí chính xác để hoàn thành kim tự tháp hiện còn là điều bí ẩn.
Bên cạnh đó, còn phải kể đến sự hiểu biết đáng kinh ngạc về thiên văn, các chòm sao và các định hướng xuất sắc của người Ai Cập. Chỉ bằng cách quan sát các vì sao, họ đã định hướng một cách chính xác gần như tuyệt đối (sai số dưới 3 độ). Cụ thể, kim tự tháp Kheops quay mặt về đúng điểm Cực Bắc của Trái Đất. Đây cũng là công trình hướng về Cực Bắc chuẩn xác nhất hơn bất cứ công trình nào trên thế giới. Dù được xây dựng từ hàng ngàn năm trước, hướng của kim tự tháp Kheops chỉ lệch điểm Cực Bắc 0,05 độ.
Kim tự tháp Kheops, kim tự tháp của Huni và kim tự tháp của Sneferu là ba kim tự tháp có cửa xoay ở lối ra vào. Cửa xoay ở kim tự tháp Kheops cân bằng tốt tới mức dù nặng tới 20 tấn, người bên trong có thể dễ dàng mở ra bằng cách đẩy nhẹ. Tuy nhiên, khi đóng lại, cánh cửa khít đến nỗi rất khó để nhận ra đó là cánh cửa.
Mặc dù toàn bộ thể tích kim tự tháp là khá khổng lồ nhưng thể tích không gian bên trong chỉ chiếm một phần rất nhỏ, vì lẽ đó nên kim tự tháp gần như là một kiến trúc hoàn chỉnh và đó cũng chính là lý do công trình này có thể tồn tại sừng sững mấy ngàn năm.
8. Tháp nghiêng Pisa – Ý
Tháp nghiêng Pisa được thiết kế làm tháp chuông bên cạnh nhà thờ Pisa, trong quảng trường Piazza del Miracoli (Quảng trường màu nhiệm) ở phía Bắc thành phố Pisa, Italia. Đây là một công trình trong cụm công trình kiến trúc tôn giáo bao gồm: Nhà thờ lớn (xây dựng từ năm 1063 đến thế kỷ thứ XIII mới xong), Lễ đường rửa tội (xây dựng từ năm 1063 đến thế kỷ thứ XIV), Tháp chuông (chính là tháp nghiêng Pisa và Khu nghĩa trang (xây dựng năm 1174).
Tòa tháp này được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1173 với thiết kế thẳng đứng có 8 tầng tháp. Nhưng đến năm 1178 khi đang xây dựng tới tầng thứ hai, tòa tháp này đã dừng thi công một thời gian do lớp đất yếu nên tháp bắt đầu bị sụt lún dẫn đến cả tòa tháp thẳng đứng nghiêng dần.
Mặc dù tòa tháp bị nghiêng, công trình này vẫn được tiếp tục xây dựng và được gia cố bằng những biện pháp địa kỹ thuật như: sử dụng đá hình thang, tạo độ cong cho tháp, xây một bên cao hơn bên kia… Một trong số giải pháp đã được thực hiện là thay thế 70 tấn đất tại chỗ nghiêng bằng xi măng cùng với 800 tấn chì để giữ vững độ chênh của tháp. Hơn nữa, chuông trên tháp cũng được gỡ bỏ nhằm giảm sức nặng. Song song đó là thêm các neo xuống đất để tòa tháp vững vàng hơn.
Vượt lên tất cả, Pisa vẫn đứng đó, cao 55,86m với 8 tầng và 294 bậc thang từ dưới đất lên đỉnh. Với vẻ đẹp và độ nghiêng độc đáo cùng với vai trò quan trọng, gắn liền với nhiều dấu mốc lịch sử và kiến trúc, nơi này đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
9. Đấu trường La mã Colosseum – Ý
Đấu trường La Mã Colosseum là một trong 7 kỳ quan kiến trúc của Thế giới được công nhận vào năm 2007, nơi đây được biết dưới cái tên Amphitheatrum Flavium theo tiếng Latinh hoặc Anfiteatro Flavio tiếng Ý, ngày nay đấu trường có tên gọi là Colosseum hay Colosseo.
Đấu trường này được xây dựng tạo một một khu đất bằng phẳng trên một sàn của thung lũng giữa Đồi Caeli và Đồi Esquiline và đồi Palatine. Công trình này có tổng thể chiều cao là 48 mét, dài là 189 mét và rộng 156 mét. Ước tính tường bên ngoài có chu vi là 545 mét và cần phải dùng 100.000 m3 đá hoa cương được giữ với nhau bằng 300 tấn vòng kẹp sắt.
Tại trung tâm của Colosseum là Hypogeum; đây chính là một phần của mạng lưới ngầm; bên trên là sàn của đấu trường. Bên trong có thiết kế hoàn hảo tới mức người dân có thể nhanh chóng thoát khỏi tòa nhà chỉ trong vài phút. Điều này là nhờ 4 hàng cửa vòm cuốn bằng những trụ đá vuông và có chiều cao 48 mét được chia làm 3 tầng. Mỗi hàng cửa vòm có tất cả 80 cửa để khán giả ra vào trong đấu trường. Trong đó thì 76 cổng được đánh số thứ tự La Mã dành cho những khán giả thường, 1 cổng dành riêng cho nhà vua cùng các cận thần, 3 cổng ra vào còn lại dành cho tầng lớp quý tộc.
Ở trong quá khứ, công trình này có sức chứa đến tận 50,000 khán giả. Trong thời cổ đại, nơi này được ví như con đường đến địa ngục. Mục đích của đấu trường này là dành cho các võ sỹ giác đấu và nô lệ có nguồn gốc tù binh chiến tranh thi đấu. Theo ước tính; hơn 500.000 người và hơn 1 triệu động vật chết khi tham gia các cuộc đấu sinh tử đẫm máu ở trên chính đấu trường La Mã này; mục đích chính là để mua vui cho mọi người trong thời gian công trình này hoạt động.
Đấu trường được xây dựng khoảng năm 70 và 72 sau Công Nguyên dưới thời hoàng đế Vespasian. Đây là công trình lớn nhất được xây ở Đế chế La Mã được hoàn tất năm 80 sau Công Nguyên dưới thời Titus, đến thời hoàng đế Domitian thì công trình được chỉnh sửa lại khá nhiều.
Xem thêm: Tổng Hợp Các Bãi Biển Đẹp Ở Miền Bắc Vạn Người Mê
10. Cung điện Westminster – Anh
Cung điện Westminster có tên nguyên bản là Westminster Hall. Công trình này được xây dựng từ năm 1097. Nơi đây từng là chỗ ở của các nhà vua tuy nhiên, đến thế kỉ XVI, các vị vua không còn sống tại đây nữa.
Thực chất, kiến trúc của cung điện đã không còn vẹn nguyên như khi mới khởi công xây dựng. Vào năm 1834, một trận hỏa hoạn lớn đã xảy ra, thiêu rụi gần như tất cả. Phần lớn kiến trúc cung điện đã được khôi phục bởi kiến trúc sư Sir Charles Barry và Augustus Welby Pugin trong thế kỉ 19. Đến chiến tranh thế giới thứ II, phần hạ viện lại bị đánh bom và tiếp tục trải qua lần khôi phục thứ 2 vào năm 1940.
Cung điện được xây dựng theo phong cách kiến trúc Gothic revival xuất phát từ Châu Âu. Nhiều người còn gọi Gothic là kiến trúc kiểu Pháp bởi nó xuất hiện chủ yếu tại đây. Kiến trúc này có đặc điểm tiêu biểu nhất là luôn có mái vòm và đầu nhọn. Thiết kế mái vòm của tu viện Westminster cùng các ngọn tháp đôi nhọn kiểu Gothic xuất hiện cân xứng ở mặt tiền mang tới vẻ đẹp cổ kính, xen kẽ chút gì đó hoài niệm.
Phía trong lâu đài là các mái vòm cao vút được thiết kế đan xen nhau. Theo nhận định của nhiều chuyên gia thiết kế thì lâu đài Westminster có kiến trúc tương đối phức tạp, ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu xa. Đây vốn là nơi để cử hành thánh lễ. Nếu có dịp ghé thăm nơi đây du khách chắc hẳn sẽ cảm thấy ngạc nhiên với sự xuất hiện của nhiều kiệt tác đẹp mỹ mãn. Từ các đồ vật, tranh ảnh tại tu viện đều được các nghệ nhân trang trí tỉ mẩn, công phu.
Không phải ngẫu nhiên mà cung điện Westminster Anh nằm trong danh sách 100 công trình kiến trúc nổi tiếng vĩ đại nhất thế giới. Nếu bạn đến nước Anh hãy dành thời gian ghé thăm cực phẩm kiến trúc này nhé!
11. Petronas Towers – Malaysia
Petronas Twin towers là một cao ốc nổi tiếng và cũng là biểu tượng của thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia. Tháp đôi Petronas giữ danh hiệu tòa nhà cao nhất thế giới với chiều cao 88 tầng 452m từ khi hoàn thành vào năm 1998 cho đến ngày 17 tháng 10 năm 2003, khi tòa Taipei 101 xây dựng xong với độ cao 508m, đã chính thức vượt mặt tháp Petronas về chiều cao.
Lấy cảm hứng từ kiến trúc nhà thờ Hồi giáo cộng với những nét hiện đại, kiến trúc của Petronas đã mang đến cho tòa tháp đôi này một phong cách độc nhất vô nhị trên thế giới.
Ngoài điểm ấn tượng của tháp đôi này nằm ở chỗ: hai tòa tháp được nối với nhau bằng một chiếc cầu trên cao – Skybridge, cây cầu này cao tới 170m và có chiều dài là 158m, nối hai tòa tháp tại tầng 41 và 42. Thiết kế này rất tiện lợi cho các nhân viên làm việc tại các công ty có văn phòng thuộc tòa nhà này, bởi họ có thể di chuyển giữa hai tòa nhà mà không phải xuống tầng 1 trệt.
Bao quanh chân tháp là công viên nhiệt đới KLCC (Kuala Lumpur City Centre) rộng lớn tạo nên một không gian xanh mát cho cả khu vực. Trong công viên thiết kế đường chạy bộ và lối đi dạo, sân chơi cho trẻ em, một thánh đường Hồi giáo, hồ điều hòa rộng lớn, đài phun nước có biểu diễn nhạc nước và ánh sáng mỗi ngày với vòi nước phun cao đến 42m, thủy cung,…
Nơi đây còn có Trung tâm Thương mại Suria KLCC, một trong những trung tâm thương mại lớn nhất Malaysia gồm 6 tầng trệt với gần 400 cửa hàng trong đó có những thương hiệu nổi tiếng xa xỉ nhất thế giới như Gucci, Prada, Rolex,… Tại tầng 6 – tầng trên cùng của Suria KLCC là khu ẩm thực Malaysia với mức giá khá dễ chịu.
Ngoài trung tâm mua sắm và công viên, tháp đôi Malaysia – Petronas Twin Towers còn có nhà hàng, quán bar, khách sạn, khu trưng bày nghệ thuật Petronas, trung tâm Khoa học Petrosains, trung tâm hội nghị Kuala Lampur…
Đặc biệt, Dewan Filharmonik Petronas là phòng hòa nhạc nằm giữa hai tháp, được thiết kế theo phong cách châu Âu thế kỷ XIX. Đây cũng là một trong số các phòng hòa nhạc tốt nhất thế giới, là địa điểm hàng đầu về âm nhạc cổ điển tại khu vực Đông Nam Á.
12. Landmark 81 – TP. Hồ Chí Minh – Việt Nam
Là một tòa nhà chọc trời trong tổ hợp dự án Vinhomes Tân Cảng, một dự án có tổng mức đầu tư 30.000 tỷ đồng, do Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Tân Liên Phát thuộc Vingroup làm chủ đầu tư. Một siêu dự án với phần móng có kết cấu móng lớn nhất thế giới, khối lượng bê tông khổng lồ lên đến 16.000m3, tòa tháp cao 81 tầng, lúc hoàn thành là toà nhà cao nhất Việt Nam. Dự án được xây dựng ở Tân Cảng, quận Bình Thạnh, ven sông Sài Gòn.
Tòa Landmark 81 lấy cảm hứng từ bó tre truyền thống của Việt Nam với những đỉnh nhấp nhô được tạo hình cao vút, vươn lên bầu trời xanh, hòa quyện cùng các tòa nhà của khu đô thị Vinhomes Central Park, tạo thành một quần thể công trình kiến trúc thống nhất tráng lệ ven sông Sài Gòn.
Không chỉ là công trình có chiều cao kỷ lục từ trước đến nay tại Việt Nam, Landmark 81 còn thể hiện cho sức mạnh vươn lên bầu trời, biểu trưng cho khát vọng vươn tầm thế giới của người Việt, mang thông điệp về một thành phố mới đầy khao khát và nội lực.
Tòa nhà có tổng diện tích 241.000m2, trong đó tầng B1 có 5 tầng bao gồm các khu trung tâm thương mại. Rạp chiếu phim, shopping, sân trượt băng, nhà hàng. Tầng 6 đến 40 là khu căn hộ hiện đại với căn hộ từ 1 đến 4 phòng ngủ. Tổng cộng hơn 900 căn hộ dịch vụ và căn hộ thương mại Officetel. Trong đó, căn hộ dịch vụ tiêu chuẩn 5 sao và căn hộ dịch vụ siêu sang 6 sao. Có diện tích đến 400m2 và tuyệt vời hơn với góc nhìn 180 độ.
Từ tầng 42 đến tầng 76 chính là khách sạn Vinpearl 5 sao. Khu khách sạn có quy mô khoảng 450 phòng nghỉ, trong đó phòng tổng thống. Có diện tích đến 1000m2 và tầm quan sát 360 độ nằm quanh thành phố. Nhà hàng và sky bar ở tầng 66 và tầng 67 có góc nhìn 360 độ. Từ tầng 79 đến 81 chính là đài quan sát với tầm view ngoạn mục. Ngoài ra, tòa tháp còn có tầng hầm để xe và trung tâm thương mại Vincom Center có diện tích 59.000 m2 ở chân tòa nhà.
Toàn bộ tòa tháp sử dụng kính cho mặt ngoài là kính Low-E – loại kính tạo điểm nhấn kiến trúc với tính năng ưu việt như truyền sáng, điều tiết nhiệt để giảm thiểu tiêu thụ điện năng, cản bức xạ tia cực tím, giúp cho căn phòng ngập tràn ánh sáng nhưng vẫn đảm bảo mát mẻ với nhiệt độ ổn định.
Từ trên tầng 81 của toà nhà nhìn xuống có thể thấy toàn bộ khu vực xung quanh, mọi cảnh vật hay thành phố nhộn nhịp thu nhỏ lại như mô hình, kể cả toà Bitexco với 68 tầng từng là toà nhà cao nhất thành phố, giờ đây cũng trở nên nhỏ bé hẳn.
13. Cầu Vàng – Đà Nẵng – Việt Nam
Với thiết kế độc đáo mang hình ảnh thân thiện của hai bàn tay khổng lồ đầy sức mạnh đang nâng cây cầu, Cầu Vàng như biểu tượng kết nối giữa con người và thiên nhiên. Ý tưởng thiết kế của công trình này được gợi mở từ “hình ảnh đôi bàn tay khổng lồ của các vị thần kéo một dải vàng ra khỏi đất”.
Cây cầu nằm ở độ cao 1.400 m, dài gần 150 m gồm có 8 nhịp. Nhịp lớn nhất là 21,2 m. Đường kính các ngón tay nâng đỡ cầu dài khoảng 2m. Bề rộng bản mặt của Cầu Vàng là 3m, có chiều cao 23,8 m so với mặt đất. Vật liệu hoàn thiện mặt cầu là gỗ kiềng dày 5 cm, với lan can inox mạ vàng. Hành lang của cầu được phủ lớp màu vàng mạnh mẽ, sang trọng. Cấu trúc đặc biệt này khiến cây cầu được ẩn dụ với hình ảnh dải lụa vàng ẩn hiện giữa mây trời và rừng núi.
Theo chia sẻ của đại diện Công ty thiết kế TA Landscape – tác giả của cây cầu tuyệt đẹp này thì Cầu Vàng được thi công trong khoảng một năm, hai bàn tay được lên khung sau đó được phủ lưới thép và cuối cùng hoàn thiện bởi sợi thủy tinh và thêm vào lớp rong rêu tạo cảm giác cổ kính.
Nhờ vào độ cao khủng của mình mà cây cầu vàng được xem như một dải tơ vắt ngang qua bầu trời, giúp bạn chạm đến những tảng mây bay. Có nhiều người còn ví đây là một đôi bàn tay của chúa đang kéo ra sợi chỉ màu vàng, có người lại nói rằng đây là đôi tay của một người phụ nữ đang nâng cầu lên cao hơn.
Xem thêm: [Tổng Hợp] 7 Địa Điểm Du Lịch Miền Trung Đẹp Nhất Việt Nam
14. Đền Angkor Wat – Campuchia
Nằm trong quần thể kiến trúc Angkor tại tỉnh Siem Reap, cách thủ đô Phnom Penh 240km về hướng Bắc, Angkor Wat tuy chưa phải là một công trình lớn nhất hay đẹp nhất được xây dựng vào giai đoạn cực thịnh của đế chế Angkorian, nhưng được giới chuyên môn đánh giá là một thành tựu kiến trúc huy hoàng, thể hiện trình độ sâu sắc của người Khmer xưa.
Angkor Wat được xây dựng trên danh nghĩa thờ thần Viśnu, vị thần bảo tồn tượng trưng cho lòng tốt và rất được dân chúng sùng mộ, nhưng thực tế là thờ vua Suryavarman II (1113 – 1150), người đã xây dựng ngôi đền và tự đồng hóa mình với thần Viśnu theo quan niệm vua – thần (devaraja) có từ đầu thời Angkorian. Về sau, khi vương triều Khmer theo Phật giáo, Angkor Wat lại trở thành linh đền thờ Phật.
Đền Angkor Wat được vua Suryavarman II xây dựng vào năm 1122 và kịp hoàn thành vào năm nhà vua mất (1150), trên một khu đất có chiều Nam – Bắc dài 800m và chiều Đông – Tây dài 1.400m. Bao quanh ngoài những bức tường đá cao 8m, dày 6m còn có hào nước sâu rộng 190m. Con đường dẫn vào cổng chính rộng 9,5m, dài 230m và cao 5m so với mặt nước hào cũng được làm bằng đá tảng, có dãy lan can hai bên được thiết kế bằng thân tượng 2 rắn thần Naga trong tư thế nằm như để bảo vệ cho ngôi đền.
Khu đền Angkor Wat là một tổng thể kiến trúc theo dạng kim tự tháp, với tháp chính trung tâm cao 65m và 4 tháp phụ ở 4 góc cao 40m. Đền được chia làm 3 tầng: tầng 1 tượng trưng cho địa ngục, tầng 2 tượng trưng cho trần gian và tầng 3 tượng trưng cho thiên đàng. Chính điện Angkor Wat cũng là một kiến trúc 3 tầng, kết nối với nhau bằng những hồi lang sâu thẳm.
Angkor Wat có đến 398 gian phòng, được nối liền nhau bởi 1.500m hồi lang. Toàn bộ ngôi đền được trang trí bằng hàng trăm tượng Phật, chiến binh, hình hoa sen và các họa tiết hoa văn được khắc họa tinh vi trên đá khối, đặc biệt 1700 vũ công Apsara được thể hiện một cách sinh động và hoàn toàn khác nhau, từ dáng điệu đến cử chỉ, từ khóe mắt đến làn môi, từ những cánh tay trần hay đôi chân trần đến bộ ngực trần mềm mại gợi cảm…
Angkor Wat là một bảo tàng điêu khắc đá độc đáo, nơi đây không một góc cạnh nào là không có dấu vết của điêu khắc. Thực tế ngôi đền đã được xây dựng theo nguyên tắc xếp đá trước, tiếp đến mới chạm trổ hoa văn, phù điêu… Hiện ở tầng thứ nhất vẫn còn vết tích của những bức tranh điêu khắc dỡ dang trên một số cây cột.
15. Bảo tàng Hagia Sophia – Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ
Là một kỳ quan kiến trúc, Hagia Sophia trong tiếng Hy Lạp nghĩa là trí tuệ thánh thiện, có một lịch sử đầy hấp dẫn và trở thành điểm tham quan yêu thích của khách du lịch, cũng là điểm đến của tín đồ hành hương. Nhà thờ này như một nhân chứng chứng kiến các cuộc thập tự chinh, chiến tranh thế giới và những thay đổi chính trị rộng lớn, nhưng di sản của nó vẫn là phần quan trọng tại trung tâm lịch sử Thổ Nhĩ Kỳ và thế giới.
Phong cách kiến trúc Hagia Sophia là sự kết hợp hoàn hảo giữa phong cách Hoàng gia La Mã và công trình nguyên bản. Nhà thờ nổi bật với mái vòm chính rộng 32 mét, được hỗ trợ bởi vòm tam giác và 02 nửa vòm song song ở hai bên trục dọc. Trong kế hoạch xây dựng, công trình gần như sẽ có hình vuông. Hagia Sophia được chia thành 03 cánh (gian bên ở trong thành đường) và các gian được ngăn cách bởi các cột, với các phòng trưng bày ở trên và các cột trụ bằng đá cẩm thạch cỡ lớn, được dựng đứng để đỡ mái vòm.
Trong hầu hết thế kỷ 20, việc sửa chữa thường xuyên là cần thiết. Nằm trong Di sản Thế giới được UNESCO công nhận, được gọi là “Khu vực Lịch sử của Istanbul”, tòa nhà đã trở thành đối tượng được bảo tồn định kỳ. Giờ đây, có hơn ba triệu người mỗi năm ghé thăm địa điểm nổi tiếng này.
16. Đền Parthenon Athens – Hy Lạp
Đền Parthenon là một trong những kiệt tác kiến trúc của nền văn minh Hy Lạp còn được lưu giữ cho đến ngày nay. Ngôi đền này được xây dựng từ năm 447 trước Công nguyên, khi người Ba Tư thành công trong cuộc chiến giành lấy thành Athens. Đến năm 438 TCN thì ngôi đền chính thức hoàn thành. Mục đích xây dựng đền là để tôn vinh và cảm tạ nữ thần của thành phố Athens – Athena. Nữ thần này được coi hình mẫu chuẩn mực nhất của kiến trúc cổ điển và các tác phẩm điêu khắc nghệ thuật.
Mang phong cách cổ điển đặc trưng, chiều dài của đền Parthenon là 69,5m, chiều rộng 30,5m được thiết kế theo phong cách Doris đặc trưng với kết cấu đơn giản, tinh tế. Tượng thần Athena được chế tác từ vàng và ngà voi được đặt bên trong khám thần, khu nội điện. Ngôi đền gồm 136 cột Doric uốn lượn tạo cảm giác rất hài hòa và trật tự. Các cột có thiết kế rộng hơn ở phần gốc và thu hẹp dần về phía trên cùng. Mỗi cột cao 10,5m, có đường kính 1,9m ở chân và 1,5m ở đỉnh, kỹ thuật tạo hình khéo léo này tạo ra ảo ảnh quang học của một tòa nhà cân bằng hoàn hảo.
Về bố cục, Đền Parthenon được chia thành 4 khu vực chính:
- Tiền sảnh (Pronaos)
- Gian thờ, nơi đặt tượng nữ thần Athena (Naos)
- Khu vực để châu báu (Parthenon)
- Hậu sảnh (Opisthodomos).
Ngoài quy mô hoành tráng của ngôi đền, Parthenon còn gây ấn tượng với các chi tiết thủ công được thiết kế rất tỉ mỉ, khéo léo. Ở cuối phía đông, các chân tượng mô tả sự ra đời của Athena từ người đứng đầu là thần Zeus. Ở đầu phía tây, các chân tượng minh họa cuộc xung đột giữa Athena và Poseidon để giành lấy vùng đất Attica. Tất cả các hình ảnh đều được khắc họa rõ nét và vô cùng sống động trên nền đá: đàn cừu, xe bò, thiếu nữ…
17. Nhà thờ St. Basil’s Cathedral — Moscow, Nga
Trong nhiều thế kỷ, người ta không khỏi ngạc nhiên trước công trình bằng gạch được trang trí công phu và những mái vòm củ hành đa sắc đặc biệt của Nhà Thờ Chuyển Cầu của Đức Mẹ Theotokos (Đức Mẹ Maria) trên Thành Hào (1), thường được biết đến với cái tên Nhà thờ Thánh Basil Hiền Phúc (2), ở Moscow. Điều đáng chú ý là nhà thờ chỉ mất sáu năm để hoàn thành, vào khoảng năm 1561.
Dựa theo ý tưởng của nhà vua, Postnik xây một nhà thờ với 8 nhà nguyện nhỏ xung quanh. Tám mái vòm chóp hình củ hành, có hình dạng, màu sắc rực rỡ khác nhau. Phía trên đều gắn một cây thánh giá. Từ trên cao nhìn xuống, St. Basil giống như một ngôi sao 8 cánh.
Nhiều người cho rằng, ngôi sao 8 cánh không phải là một hình ảnh ngẫu nhiên, mà được xây dựng hoàn toàn có chủ đích. Đây là hình ảnh mang nhiều ý nghĩa tâm linh và tôn giáo. Ngôi sao 8 cánh trong Thiên Chúa giáo là ngôi sao dẫn đường cho ánh sáng đến với loài người. Trên mạng che mặt của Đức mẹ đồng trinh trong Chính thống giáo Nga cũng có 3 ngôi sao 8 cánh.
Ban đầu, nhà thờ St. Basil chỉ có 8 tòa. Sau khi tòa tháp thứ 9 được xây dựng ở phía đông để làm nơi chôn cất hài cốt của Vasily Blazhenny, công trình được đổi tên thành Nhà thờ thánh Basil.
Kiệt tác kiến trúc của KTS thiên tài nhìn từ ngoài vào mang độ hoành tráng và vô cùng nguy nga giống như 1 tòa lâu đài trong chuyện cổ tích của nước Nga. 9 ngôi tháp chóp củ hành đều được sơn với những gam màu sắc rất phô trương và sặc sỡ.
Trái ngược với kiến trúc bên ngoài, bên trong nhà thờ thánh St. Basil có rất ít phòng dành cho những linh mục mà thay đó là chằng chịt phòng nguyện nhỏ và cầu thang.
Những bức tường đều được trang trí bằng hình ảnh hoa lam tinh tế. Nhà thờ được thiết kế nhiều cầu thang gỗ âm trong tường. Và bàn thờ thánh được làm từ chất liệu đá cẩm thạch trông khá đẹp mắt, sang trọng.
Ngày nay, khi ghé thăm nước Nga tươi đẹp người ta không quên ghé thăm nhà thờ thánh Basil – công trình kiến trúc tôn giáo vĩ đại của nước Nga nằm ngay gần Quảng Trường Đỏ và điện Kremli.
Xem thêm: TOP Các Địa Điểm Ưa Thích Không Nên Bỏ Lỡ Tại Singapore
18. Giáo đường Hồi giáo Djenné – Mali
Là một trong những kỳ quan của châu Phi, và là một trong những công trình tôn giáo độc đáo nhất trên thế giới, Đại thánh đường Hồi giáo Djenné ở Mali ngày nay cũng là thành tựu vĩ đại nhất của kiến trúc Sudano-Sahelian (Sudano-Sahelian dùng để chỉ người Sudan và đồng cỏ Sahel của Tây Phi). Nó cũng là cấu trúc được xây dựng bằng bùn lớn nhất trên thế giới.
Nhà thờ Hồi giáo Djenne có nguồn gốc vào thế kỷ 13, nhưng diện mạo hiện tại chỉ được hình thành từ năm 1907 của thế kỷ 20. Là một trong những thành tựu lớn nhất của kiến trúc Sudan – Sahelia, một phong cách chịu ảnh hưởng rất lớn của Hồi giáo. Diện tích bề mặt thánh đường lên tới 5,625km vuông, hơn bất kỳ một công trình bằng bùn đất nào khác trên thế giới. Nhà thờ Djenne nổi bật với 3 ngọn tháp, mỗi ngọn tháp được đặt một quả trứng đà điểu tượng trưng cho khả năng sinh sản và vô số tháp nhỏ nhô ra từ bức tường chính.
Sâu bên trong khuôn viên ngoài là sảnh cầu nguyện chính với 6 hệ thống bậc thang dẫn lên ở các góc khác nhau. Chỉ riêng ở sảnh này, các kiến trúc sư đã phải cho xây dựng 90 cột lớn hình chữ nhật khác nhau để chống đỡ cho công trình nhưng cũng đồng thời làm hạn chế tầm nhìn bên trong thánh đường. Trong khi đó những cửa sổ nhỏ xíu chỉ cho một lượng ánh sáng rất nhỏ lọt vào bên trong. Nền đất cao hơn 3m cũng giúp thánh đường tránh được những trận lụt do con sông Niger gần đó gây ra.
Biểu tượng quốc gia của Mali này tượng trưng cho đạo Hồi, tôn giáo chính của Mali với gần 95% dân số là người Hồi giáo. Cùng với thành phố cổ Djenne, đại thánh đường đã được UNESCO công nhận là 1 Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1988.
19. Mái vòm đá – Jerusalem
Một biểu tượng mang tính biểu tượng của Jerusalem đó chính là Dome of the Rock (tiếng Ả Rập: قبة الصخرة Qubbat al-Sakhrah, tiếng Hebrew: כיפת הסלע Kippat ha-Sela; hay còn gọi là nhà thờ vòm đá, vòm đá vàng, đền thờ đá tảng, Mái vòm đá) lấp lánh, với mái vàng đã thống trị Núi Đền trong nhiều thế kỷ. Thánh địa Hồi giáo này nằm trên một địa điểm thiêng liêng đối với người Do Thái, Cơ đốc giáo và Hồi giáo.
Thánh đường này được hoàn thành công việc xây dựng vào năm 691 – 92 sau Công Nguyên theo lệnh của Umayyad Caliph Abd al-Malik trên địa điểm của đền thờ Do Thái thứ 2, bị phá hủy trong cuộc vây hãm La Mã của Jerusalem vào năm 70 sau Công nguyên. Vào năm 1015, mái vòm đá bị sụp đổ và đã khôi phục lại vào năm 1022 – 1023.
Là một tòa nhà có tỷ lệ hài hòa lạ thường, Đền Thờ Mái Vòm với mái vòm có đường kính là 20.20 m (66.3 ft) và chiều cao khoảng 20,48 m (67,2 ft), trong khu đường kính mái vòm nhà thờ Mộ Thánh là 20,90 m (68,6 ft) và chiều cao 21,05 m (69,1 ft). Mái vòm bát giác và phần tường hình tròn bên trong tạo ra một dãy hành lang bên trong bao quanh tảng đá thánh. Đặc biệt, các phần tường hình tròn và cả bức tường bên ngoài đều được thiết kế rất nhiều cửa sổ.
Mặc dầu được xây dựng bởi Hồi Giáo được ủy quyền bởi Caliph Abd al-Malik trên nền của đền thờ cũ Do Thái Giáo và hoàn thành vào năm 691 sau Công nguyên nhưng cách trang trí phong phú của đền thờ mái vòm này lại là các tác phẩm của các nghệ sĩ Cơ đốc Syria.
Bên cạnh thiết kế lộng lẫy của ngoại thất, mặt trước ốp gạch Ba Tư của đền cũng không khỏi khiến người xem trầm trồ. Mặt tiền đầu tiên được xây dựng theo lệnh của Suleiman Đại đế vào thế kỷ 16 nhưng đáng tiếc đã bị biến dạng và được thay bằng gạch mới vào thế kỷ 20.
20. Thánh đường Las Lajas, Nariño – Colombia
Nhà thờ Las Lajas, là một trong những nhà thờ xinh đẹp nhất trên thế giới, được xây dựng ngay trong Hẻm Núi Guáitara gần thành phố tự trị Ipiales, tỉnh Nariño, trên đường biên giới giữa hai đất nước Colombia và Ecuador. Cổng vào ấn tượng của nhà thờ cao đến 45m bên trên hẻm núi. Tên gọi của nhà thờ hiện nay bắt nguồn từ tên của loại đá trầm tích giống với đá phiến sét. Nơi đây trở thành địa điểm hàm hương nổi tiếng sau khi có truyền thuyết về sự xuất hiện của Đức mẹ đồng trinh Maria năm 1754.
Nhà thờ Las Lajas cách mặt đất 100 mét được kết nối từ một cây cầu bên kia khe núi có độ cao 50 mét. Vị trí đặc biệt tạo nên sức quyến rũ khó có thể có được ở những công trình khác tại Colombia.
Las Lajas Sanctuary đã được Tòa Thánh Vatican công nhận và xem đây là một tiểu vương cung thánh đường từ năm 1994. Thánh đường này còn được coi là một di tích kiến trúc và tôn giáo ấn tượng nhất trên thế giới.
Nhà thờ này mang vẻ đẹp tự nhiên của thung lũng Cocora. Nơi đây thu hút khách du lịch cùng bởi vị trí độc đáo giữa hẻm núi và kiến trúc lộng lẫy, tuyệt đẹp. Nhà thờ Las Lajas mang phong cách kiến trúc Phục hưng nên có vẻ cổ kính hơn so với tuổi đời thực. Điển hình như trần nhà hình mái vòm, đỉnh chóp (kết cấu nhọn trên đỉnh tháp của nhà thờ), và những bệ đỡ (những kiến trúc để chống đỡ các bức tường), cũng như những đường gân bằng đá (kiến trúc trang trí), và rất nhiều các yếu tố trang trí khác nữa.
Đến nay, nhiều người vẫn tin rằng nhà thờ nằm ở hẻm núi Colombia này có khả năng chữa lành mọi bệnh tật. Không chỉ là điểm dừng chân của tín đồ Thiên Chúa giáo, Las Lajas là cái tên thu hút du khách ưa khám phá trên khắp thế giới. Với khung cảnh tráng lệ tựa xứ sở thần tiên, Las Lajas làm say lòng bất cứ ai đặt chân tới đây.
21. Tòa nhà Casa Mila – Tây Ban Nha
Nhà Casa Mila được thiết kế bởi kiến trúc sư Antoni Gaudi. Ông là kiến trúc sư nổi tiếng của Tây Ban Nha với những tác phẩm độc lạ mang đậm phong cách cá nhân. Ngôi nhà được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới, được xây dựng từ năm 1905 đến năm 1912 theo phong cách Catalan Modernisme điển hình; tuy nhiên, với tòa nhà này, Gaudì đã đẩy phong cách và các yếu tố đặc biệt của nó vượt quá giới hạn.
Với con mắt của người làm nghệ thuật, Gaudi đã thiết kế Casa Mila thành một tòa nhà với các đường cong mềm mại, các đường thẳng, góc cạnh được cắt giảm ở mức tối đa. Tuy toà nhà cao tới 10 tầng nhưng không hề tạo ra cảm giác ngột ngạt, nhàm chán của thép và xi măng. Thay vào đó nó được kiến tạo như ngọn núi chìm ẩn trong mây, nhấp nhô mềm mại như được chỉnh từ công nghệ vậy.
Sân thượng của Pedrera, cùng với không gian toàn cảnh nhìn ra một trong những khu phố đặc trưng nhất của Barcelona, là một triển lãm ngoài trời về các ống khói và đồ trang trí điêu khắc phóng đại gợi nhớ lại những thiết kế Công viên Guell do Gaudì đảm nhiệm từ năm 1900 đến 1914.
Không những là một kiệt tác kiến trúc, Casa Milà còn là một bảo tàng và một trung tâm triển lãm, được quản lý bởi tổ chức Catalunya-La Pedrera. Bảo tàng tập trung vào tòa nhà độc đáo này nói riêng và vào sự nghiệp nghệ thuật của Gaudì nói chung.
Tòa nhà Casa Mila Tây Ban Nha là tác phẩm tiêu biểu của Gaudi, ngôi nhà độc đáo này đã trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng của thành phố Barcelona. Công trình này còn được xem là bước đột phá trong ngành kiến trúc thế giới và là bước đi đầy táo bạo của kiến trúc sư Gaudi.
Với những kiệt tác từ khối óc và bàn tay con người tạo ra thì danh sách những công trình kiến trúc nổi tiếng ở trên có thực sự khiến bạn mãn nhãn. Nếu ấn tượng với công trình này hãy like, share để chúng tôi có thể tạo những bài viết chất lượng hơn nhé!